Đã có khá nhiều trường hợp doanh nghiệp bị phạt sau khi đã hoàn thành xong những thủ tục cần thiết thành lập doanh nghiệp nhưng công ty vẫn không biết rõ lý do tại sao. Để giải thích cho thắc mắc này, và giúp quý doanh nghiệp hiểu rõ về những công việc sau giai đoạn này tránh rơi vào trường hợp vi phạm pháp luật, thì bạn cần phải nắm rõ về những thông tin sau. Cùng tìm hiểu với Fast Quality chi tiết những đầu việc đó là gì nhé!
Sau khi đăng ký giấy phép kinh doanh thành công thì trên Hệ thống dữ liệu của Cổng thông tin quốc gia đã ghi nhận tình trạng “ĐANG HOẠT ĐỘNG”. Do đó, doanh nghiệp không nhanh chóng triển khai các công việc đăng ký thuế tiếp theo thì Cơ quan thuế sẽ ghi nhận tình trạng nộp trễ phải nộp tiền phạt. Để hiểu thêm về các trình tự những việc cần làm sau khi thành lập công ty, hãy tham khảo những đầu mục công việc sau đây nhé!
Kiểm tra nội dung giấy phép kinh doanh
Đây là một trong những việc cần làm sau khi thành lập công ty mà Fast Quality đánh giá là quan trọng nhất. Trong quá trình kiểm tra, nếu thấy nội dụng trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có lỗi sai, nhầm hay chưa chính xác so với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lúc ban đầu thì doanh nghiệp cần yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đính chính lại nội dung trong giấy phép. Đặc biệt, doanh nghiệp lưu ý không được tự ý cạo, sửa, viết thêm gì vào giấy chứng nhận đăng ký. Bởi vì, việc này sẽ bị xử phạt vì được cho là hành vi vi phạm hành chính.
Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp
Nói một cách dễ hiểu đây là thủ tục, hình thức giới thiệu doanh nghiệp với cộng đồng doanh nghiệp. Theo đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bắt buộc doanh nghiệp phải có trách nghiệm đăng thông tin trên Cổng thông tin doanh nghiệp của cơ quan. Tại Nghị định số 05/2013/NĐ-CP doanh nghiệp phải đăng bố cáo thông tin gồm các nội dung chủ yếu như sau:
- Tên doanh nghiệp
- Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện
- Ngành nghề kinh doanh
- Vốn điêu lệ
- Họ và tên, địa chỉ, quốc tịch, số CMND, hộ chiếu, sổ quyết định thành lập của các thành viên đồng sáng lập
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, giấy chứng minh dân, hộ chiếu, giấy chứng nhận hợp hợp pháp của người đại diện pháp luật
- Nơi đăng ký kinh doanh
- Các cách công bố nội dung đăng ký kinh doanh
- Tại phòng Đăng ký kinh doanh
- Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia
- Tại trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh
- Sở Kế hoạch – Đầu tư (KH&ĐT) sẽ thu lệ phí và đăng lên ngay khi nộp hồ sơ thành lập
Khắc dấu và đăng ký mẫu dấu
Theo Luật doanh nghiệp 2014, việc thủ tục khắc dấu được đơn giản hóa, doanh nghiệp được chủ động tìm đến các đơn vị, công ty chuyên khắc dấu.
Lưu ý: Con dấu của doanh nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được Sở kế hoạch đầu tư làm thủ tục và đăng mẫu dấu lên Cổng đăng ký kinh doanh của quốc gia.
Khắc bảng hiệu và treo bảng tên tại trụ sở
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải gắn tên công ty tại trụ sở chính và tại chi nhánh, văn phòng đại diện. Tuy nhiên để không mất nhiều thời gian thì bạn có thể sử dụng dịch vụ văn phòng trọn gói vừa tiết kiệm được chi phí văn phòng lại vừa được hỗ trợ bảng tên, địa chỉ “đắc địa” dễ dàng giao dịch.
Đăng ký sử dụng chữ ký số
Đây là một thiết bị điện tử, được sử dụng để thực hiện các giao dịch thông qua mạng: ngân hàng điện tử, BHXH điện tử, nộp thuế điện tử…nhằm đảm bảo tính an toàn về thông tin, hợp pháp cho người sử dụng. Theo đó, doanh nghiệp có thể đăng ký chữ ký số với một số đơn chuyên cung cấp như Viettel.
Khai và đóng thuế môn bài
Công ty sau khi thành lập doanh nghiệp thì trong thời gian 30 ngày nhận được giấy phép kinh doanh phải nộp tờ khai thuế môn bài. Trường hợp, nếu công ty mới thành lập mà có phát sinh hoạt động sản xuất thì thời hạn khai và nộp thuế môn bài là ngày cuối cùng của tháng thành lập.
Đăng ký thuế ban đầu tại cơ quan thuế
Doanh nghiệp mới hoạt động phải nộp thuế môn bài và chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động. Nộp 2 mẫu tờ khai môn bài, trích nộp tiền thuế môn bài bằng tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp. Sau khi đăng ký nộp thuế điện tử thành công, cần xác định ngân hàng nơi đăng ký nộp thuế điện tử.
Hồ sơ đăng ký thuế ban đầu bao gồm
Hồ sơ đăng kí thuế ban đầu mà bạn cần tìm hiểu và chuẩn bị phải đầy đủ những nội dung:
- 2 mẫu 06/GTGT Áp dụng phương pháp tính thuế GTGT
- 2 bản Mẫu 08/MST Đăng ký thông tin tài khoản ngân hàng.
- 2 bản sao có công chứng Giấy đăng ký kinh doanh,
- 2 bản photo CMND Người đại diện pháp luật của Doanh nghiệp,
- 2 bản sao Thông báo chấp thuận đăng ký dịch vụ nộp thuế điện tử qua ngân hàng
- Giấy ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục kê khai thuế
Sau 05 ngày làm việc thì Cơ quan thuế sẽ trả kết quả về việc áp dụng phương pháp tính thuế.
Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
Mở tài khoản ngân hàng phải do người đại diện pháp luật thực hiện. Hồ sơ mở tài khoản ngân hàng gồm có:
- 1 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”
- 1 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấp phép.
- 1 bản công chứng “Thông báo về việc đăng tải thông tin con dấu doanh nghiệp”
- Mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục
Đăng ký BHXH – BHYT- BHTN cho người lao động cho doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp có trách nhiệm sau khi thành lập doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký BHXH – BHYT- BHTN cho người lao động. Trường hợp doanh nghiệp muốn tập trung vào phát triển kinh doanh thì bạn có thể sử dụng dịch vụ kế toán bên ngoài. Không chỉ tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian mà lại không vi phạm pháp luật trong quá trình hoàn tất thủ tục, sổ sách.
Mong rằng Fast Quality đã giúp bạn giải đáp được những khúc mắc cho việc đẩy nhanh tiến độ đưa doanh nghiệp vào hoạt động, tránh vướng phải những khoản phí không đáng có. Ngoài ra nếu quý doanh nghiệp vẫn đang có những thắc mắc khác, hoặc quy trình hoàn tất hồ sơ của doanh nghiệp đang bị kéo dài chậm trễ,…thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn, cung cấp dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể nhé.