Thương hiệu của công ty sẽ đi tới khách hàng thông qua nhiều cách nhưng có lẽ cái tên sẽ là phương pháp nhanh và hiệu quả nhất mà bạn cần chú ý đến. Làm thế nào để đặt được cái tên vừa thu hút lại vừa có thể dễ nhớ và hình dung với hầu hết các khách hàng của doanh nghiệp đã là một chuyện khó mà nó còn phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật nữa thì không đơn giản tí nào. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin về các trường hợp đặt tên đúng theo quy định mà bạn cần tuân thủ.
Quy định về cách đặt tên công ty theo đúng pháp luật
Để không mất nhiều thời gian cho chủ doanh nghiệp, bạn nên tham khảo qua quy định của pháp luật về cách đặt tên. Theo Điều 38 Luật doanh nghiệp quy định về cách đặt tên doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố được sắp xếp theo thứ tự như sau:
Trường hợp đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng Việt
- Loại hình doanh nghiệp: Tên loại hình doanh nghiệp ở đây có thể là công ty TNHH, công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp doanh.
- Tên riêng: Tên riêng được viết các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Trường hợp đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài
Theo Điều 40 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tất của doanh nghiệp như sau:
- Đây là tên được dịch từ tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ la – tinh.
- Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
- Đối với tên viết tắt của doanh nghiệp: được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng nước ngoài của doanh nghiệp.
Ghi nhớ một vài lưu ý dưới đây khi đặt tên cho doanh nghiệp
Tuyệt đối không để tên bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với các tên khác đã đăng ký kinh doanh trước đó. Tại Điều 42, Luật doanh nghiệp quy định như sau:
- Trường hợp tên trùng: Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết giống hoàn toàn với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Trường hợp đặt tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký.
- Tên viết tắt của doanh nghiệp chuẩn bị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp khác đã đăng ký.
- Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được đăng ký trùng với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký.
- Tên riêng doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các số tự nhiên, thứ tự, chữ cái trong bảng tiếng Việt của doanh nghiệp đó.
- Tên riêng của doanh nghiệp chuẩn bị đăng ký chỉ khác với tên riêng doanh nghiệp đã đăng ký bởi các ký tự “+”, “-”, “_”, “&”.
- Tên riêng của doanh nghiệp chuẩn bị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng lĩnh vực đã đăng ký bởi các từ “tân” hoặc “mới” của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Tên riêng của doanh nghiệp sắp đề nghị đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiêp đã đăng ký với các từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”.
- Trường hợp nghiêm cấm:
- Cấm sử dụng các tên cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị -xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp.
- Cấm sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục.
Vì thế mà trước khi đặt tên cho công ty bạn cần tìm hiểu những quy định, lưu ý khi đặt tên cho chính xác. Bên cạnh đó, bạn nên tra cứu tên công ty trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia hoặc tìm kiếm tên doanh nghiệp trên google hoặc địa chỉ website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
Gợi ý một số cách đặt tên công ty
Ngày nay, các doanh nghiệp có thể liên hệ đến công ty về tư vấn dịch vụ thành lập doanh nghiệp lớn, uy tín như dịch vụ của Fast Quality để rút ngắn thời gian sở hữu cho mình một cái tên đầy đủ ý nghĩa vừa dễ nhớ, ấn tượng và còn được đảm bảo tính pháp lý. Hoặc bạn có thể tự tìm cho thương hiệu mình một cái tên thật độc lạ nhưng phải chú ý những điều sau:
Đặt tên công ty đơn giản, dễ nhớ
Khi đặt tên công ty, bất cứ chủ doanh nghiệp nào cũng mong muốn công ty của mình có một cái tên hay, thể hiện được những gì doanh nghiệp muốn thể hiện đến khách hàng. Tuy nhiên, trước hết phải biết doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực gì. Lưu ý, tên doanh nghiệp không nên quá dài, khó nhớ cho khách hàng. Nếu chủ doanh nghiệp vẫn thích cái tên dài thì có thể rút ngắn lại bằng cách viết tắt. Đó cũng là một cách để mọi người nhớ đến tên doanh nghiệp của mình hơn.
Đặt tên công ty cần có âm điệu hài hòa
- Để tên công ty được khách hàng nhớ đến lâu hơn thì các âm trong tên công ty phải có âm bằng. Điều này, gây cảm giác dễ nhớ cho người nghe ghi nhớ đến tên công ty.
- Đặt tên công ty chứa ít âm tiết và xúc tích
- Để khách hàng, đối tác nhớ đến bạn nên chọn tên đơn giản, xúc tích và dễ nhớ (Vaio, Sony, Apple)…
Đặt tên công ty gợi nhớ đến hình ảnh công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ
Khi nghe đến tên công ty, khách hàng có thể hình dung hoặc hiểu được lĩnh vực, sản phẩm mà công ty đang cung cấp ngay lập tức. Khách hàng sẽ dễ nhớ đến thương hiệu của công ty hơn. Từ đó, liên hệ sử dụng dịch vụ, phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp sau này.
Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có được các gợi ý và kiến thức để tạo ra một cái tên thương hiệu ấn tượng với khách hàng và các giá trị cho việc xây dựng thương hiệu về lâu về dài. Ngoài những vấn đề trên ra thì bạn cần quan tâm đến những yếu tố khác như về thuế, các chứng từ, thủ tục, hồ sơ thành lập cần thiết để có thể sớm đưa công ty đi vào hoạt động.