Như chúng ta đã biết, báo cáo thuế là nghiệp vụ quan trọng với kế toán viên để nộp về cơ quan thuế định kỳ hàng tháng. Đăc thù của ngành kế toán là công việc cần sự tỉ mỉ và cẩn thận tuyệt đối, một sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng lớn tới tài sản và tính pháp lý của doanh nghiệp. Đặc biệt, với báo cáo thuế lại càng không thể lơ là, chỉ cần có dấu hiệu bất hợp lý là doanh nghiệp sẽ bị cơ quan thuế kiểm tra ngay lập tức. Fast Quality sẽ hướng dẫn cách làm báo cáo thuế theo tháng và những lưu ý khi làm báo cáo thuế hàng tháng với doanh nghiệp.
Các loại báo cáo thuế phải nộp
Ngoài kỳ báo cáo bất thường, thì báo cáo thuế hàng tháng gồm các loại thuế phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gồm có:
1. Thuế giá trị gia tăng
Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 01/GTGT
- Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra mẫu số 01-1/GTGT
- Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-2/GTGT
- Kèm theo các phụ lục khác nếu có
Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
- Trực tiếp trên GTGT: tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 03/GTGT
- Trực tiếp trên doanh thu: Tờ khai thuế GTGT mẫu số 04/GTGT
- Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra mẫu số 04-1/GTGT
2. Thuế thu nhập cá nhân
Các báo cáo thuế nộp hàng tháng:
- Tờ khai thuế TNCN mẫu số 02/KK-TNCN (cho Doanh nghiệp trả tiền lương)
- Tờ khai thuế TNCN mẫu số 03/KK-TNCN (cho Doanh nghiệp trả đầu tư vốn, từ chuyển nhượng chứng khoán,…)
- Lưu ý: Trong tháng phát sinh số thuế Thu nhập cá nhân phải nộp> 50.000.000 thì kê khai theo tháng, không có phát sinh thì không phải nộp tờ khai.
- Ngoài ra còn các báo cáo thuế TNCN theo mẫu 02/KK-TNCN và tờ khai thuế TNCN mẫu 03/KK-TNCN hoặc tờ khai mẫu 01/KK- TNCN và 01/KK-XS áp dụng với từng loại hình doanh nghiệp và hình thức kinh doanh phù hợp. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
- Báo cáo thuế tiêu thụ đặc biệt TTĐB theo mẫu số 01/TTĐB, kèm theo bảng kê hàng hóa và đơn hàng bán đươc vào mẫu 01-1/ TTĐB và bảng kê thuế được khấu trừ theo mẫu 01-2/TTĐB (nếu có).
- Khai thuế tài nguyên và thuế môi trường với cơ quan thuế theo mẫu 01- TAIN và mẫu 01/TBVMT.
Thời hạn nộp báo cáo thuế hàng tháng là trước ngày thứ 20 của tháng tiếp theo, kế toán viên phải tuyệt đối lưu ý không nên trê ỳ việc nộp muộn báo cáo thuế sẽ bị phạt hành chính và bị cơ quan thuế cho vào danh sách đen rất phiền phức.
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế
Thực hiện nghiệp vụ này theo mẫu BC26-AC ghi chép và giải trình đầy đủ tình hình sử dụng hóa đơn và chứng từ liên quan tới hoạt động chi tiêu tài chính trong doanh nghiệp.
Báo cáo thuế hàng tháng cần lưu ý những gì
- Sắp xếp hóa đơn bán ra theo số thứ tự và theo quy trình ngày tháng
- Khi hạch toán lên phần mềm kế toán , phải phân biệt được đâu là hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản, dụng cụ công cụ
- Khi lưu trữ hóa đơn, chứng từ nên photo thêm vài bản tránh bị mất không đối chứng
- Cẩn thận kê khai hàng tháng và có kiểm tra lại
- Hàng tháng nên hạch toán vào phần mềm kế toán và chỉnh sửa trước khi đưa ra dữ liệu và nộp tờ khai
- Xử lý các vấn đề liên quan đến tài khoản trong cân đối kế toán
- Quyết toán thuế TNDN trước để so sánh chênh lệch số thuế TNDN, từ đó tạo bút toán xử ký chênh lệch thuế TNDN và kết chuyển lại mới lập Báo cáo tài chính
- Hàng tháng nên cân đối mọi vấn đề như :thuế, chi phí, lợi nhuận…để cuối năm không vất vả trong lập BCTC.
Để làm tốt kế toán thuế và báo cáo tài chính bạn cần có nghiệp vụ và kỹ năng xử lý vấn đề tốt. Ngoài những kiến thức cần thiết liên quan tới báo cáo thuế người kế toán viên cần phải chịu được áp lực công việc, có tư duy và tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp rất tốt. Và nếu các bạn vẫn còn thắc mắc về việc lập báo cáo thuế theo tháng, quý và năm cùng với những nghiệp vụ kế toán khác, bạn có thể liên hệ với Fast Quality đề được tư vấn cụ thể nhé, chúc các bạn thành công!