Ngày nay, xu hướng startup đang nổ rộ tại Việt Nam, đặt biệt là tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội. Việc mở một công ty không đơn giản ở vấn đề về nhân sự, sản phẩm,… mà nó còn phải đảm bảo tính pháp lý tại đất nước sở tại. Bạn cũng là người đang có ý định mở công ty riêng, nhưng vẫn chưa nắm rõ quy trình hoàn thành thủ tục Thành lập doanh nghiệp. Hôm nay, Fast Quality sẽ tóm tắt lại 6 bước quan trọng để giúp bạn hình dung được quy trình thành lập doanh nghiệp.
Giấy tờ cần thiết trước khi làm thủ tục
Để tiến hành làm thủ tục Thành lập công ty, khách hàng cần có Bản sao Chứng minh nhân dân đã công chứng hoặc Thẻ căn cước công dân (hay còn gọi là Passport) hoặc Hộ chiếu còn hạn của những thành viên cổ đông công ty. Lưu ý, số lượng cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp bạn đăng ký, nên hãy lưu ý khi đưa tên cổ đông vào danh sách.
Lựa chọn loại hình dự định kinh doanh
Khách hàng cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Hiện nay, Việt Nam có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến là:
- Doanh nghiệp tư nhân: một cá nhân làm chủ (Loại hình này rất ít người lựa chọn do tính rủi ro về mặt pháp lý cao)
- Công ty TNHH một thành viên: là công ty mà 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật).
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: là công ty bao gồm 2 cá nhân/ tổ chức không quá 50 cá nhân/ tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật).
- Công ty cổ phần: 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
Các yếu tố quan trọng mà chủ doanh nghiệp cần lưu ý để chọn loại hình của tổ chức phù hợp: thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế, quy mô doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư khác.
Các loại hình đều có thể chuyển đổi qua lại được nên khi thành lập bạn cũng không cần quá đặt nặng vấn đề loại hình nào. Sau khi hoạt động ổn định mình hoàn toàn có thể Chuyển đổi loại hình cho phù hợp hơn nếu cầu.
Đặt tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.
Để tránh trùng lặp với tên các doanh nghiệp khác đang hoạt động, theo xu hướng các Công ty mới thành lập thường đặt tên doanh nghiệp dài hơn (tên có 3-4 chữ) hoặc tên doanh nghiệp bằng các chữ cái (có thể ghép bằng tiếng Anh).
Địa chỉ trụ sở công ty
Căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp có địa chỉ được xác định gồm: Số nhà + tên đường +t ên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh. Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh. Nếu địa chỉ dự định thuê làm trụ sở văn phòng trong tòa nhà, bạn nên kiểm tra xem giấy tờ căn hộ đó có chức năng thương mại/ làm văn phòng hay không trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê.
Ngành nghề kinh doanh
Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động. Như vậy, bạn cần liệt kê tất cả những lĩnh vực dự định sẽ kinh doanh (càng chi tiết, cụ thể càng tốt), các tư vấn viên sẽ lựa chọn và đăng ký các ngành thích hợp cho bạn.
Vốn điều lệ của doanh nghiệp
Là tổng số tài sản, tiền mà các thành viên/ cổ đông, chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày để doanh nghiệp hoạt động. Do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh. Số vốn này có thể điều chỉnh tăng lên bất cứ khi nào doanh nghiệp muốn và thủ tục cũng rất đơn giản.
Quy trình trên là cực kì quan trọng cần thiết nếu bạn muốn công ty được hợp thức hóa và đi vào vận hành. Bạn cần nắm bắt những thông tin này và tìm hiểu thêm về nó, ngoài ra, quý công ty có thể liên hệ để sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Fast Quality để tối ưu thời gian hoàn thành hồ sơ và rút ngắn bớt phần công việc cho bạn.