Thành lập công ty là một quyết định lớn với nhiều người, trong giai đoạn đầu khởi nghiệp cần phải có sự chuẩn bị cẩn thận về các chính sách thuế và những giấy tờ liên quan để có thể đưa doanh nghiệp sớm đi vào hoạt động. Chính vì vậy mà, doanh nghiệp mới thành lập bắt buộc phải nắm được tất cả những quy định liên quan về chính sách thuế và hạn chế tối đa những sai sót. Qua bài viết này Fast Quality muốn giúp Quý công ty hiểu rõ về những quy định về chính sách thuế của doanh nghiệp mới thành lập.
Thành lập công ty là một việc vô cùng quan trọng đối với startup trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. Trong đó, hoàn tất thủ tục pháp lý là công việc mà nhà đầu tư nào cũng phải thực hiện. Chính vì vậy, doanh nghiệp mới thành lập bắt buộc phải nắm rõ các quy định, các chính sách thuế của doanh nghiệp nhằm tránh sai sót, chậm trễ. Do đó, bài viết sau đây sẽ giúp bạn đi tìm câu câu lời ở những thắc mắc trên.
Đăng ký thành lập doanh nghiệp
Để thành lập công ty theo đúng quy định, đúng chính sách thuế của doanh nghiệp thì nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp cần hoàn tất hồ sơ và liên hệ với Phòng đăng ký kinh doanh. Đây sẽ nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để đăng ký, cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế của doanh nghiệp.
Về thủ tục đăng ký kinh doanh sẽ được thực hiện dựa theo Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và đầu tư. Đối với công việc này, bạn có thể dựa vào thông tư để thực hiện và đi nộp. Tuy nhiên, để tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí doanh nghiệp có thể nhờ bên dịch vụ thành lập công ty để lo công việc này.
>>>Xem thêm: Thủ tục kê khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp mới thành lập
Chính sách thuế của doanh nghiệp
Các thủ tục về thuế ngay sau khi thành lập công ty
Ngay sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng Mã số thuế. Doanh nghiệp cần liên hệ ngay với cơ quan Thuế để thực hiện các công việc sau đây để chấp hành đúng những quy định về chính sách thuế của doanh nghiệp.
Khai thuế môn bài
Các công ty mới thành lập đều phải tiến hành khai, nộp thuế môn bài vào thời gian là ngày cuối cùng của tháng (chậm nhất) kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thành lập trong 6 tháng đầu năm phải tiến hành nộp thuế môn bài cả năm. Trường hợp, thành lập công ty 6 tháng cuối năm kể từ ngày 01/07 chỉ nộp thuế ½ năm. Kể từ ngày 01/01/2017 trở đi Mức thuế môn bài sẽ thay đổi theo Thông tư 302/2016/TT-BTC cụ thể như sau:
Bậc thuế môn bài | Vốn đăng ký | Mức thuế môn bài |
Bậc 1 | Trên 10 tỷ đồng | 3.000.000 VND/năm |
Bậc 2 | Từ 10 tỷ đồng trở xuống | 2.000.000 VND/năm |
Bậc 3 | Áp dụng với các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đơn vị sự nghiệp và tổ chức kinh tế khác | 1.000.000 VND/năm |
Lưu ý: Đối với trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, cửa hàng kinh doanh cùng tỉnh thì doanh nghiệp thực hiện nộp thuế môn bài của các đơn vị trực thuộc đó cho các cơ quan thuế.
Thời hạn nộp tờ khai và thuế môn bài
Đối với doanh nghiệp mới thành lập thì thời gian chậm nhất để nộp là 10 này kể từ ngày cấp giấy phép kinh doanh. Đồng thời, thời gian nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế sẽ chậm nhất là ngày 30 tháng 1 tài chính hiện hành.
Tài khoản ngân hàng
Khi thành lập công ty, chủ doanh nghiệp phải thực hiện đúng chính sách thuế của doanh nghiệp là phải bổ sung tài khoản ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng. Do đó, doanh nghiệp bắt buộc phải thông báo với các cơ quan thuế trong vòng 10 ngày kể từ ngày phát sinh sự thay đổi khi điều chỉnh, bổ sung đăng ký thuế. Thông tin đăng ký thuế này được dựa vào theo thông tư số 156/2013/TT-BTC.
Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên khi thanh toán phải sử dụng tiền mặt để đáp ứng các điều kiện để khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Đồng thời, tính vào chi phí xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Đối với các thông tin đã đăng ký kinh doanh, mã số thuế có sự thay đổi phải bổ sung trong vòng 10 ngày kể từ ngày thay đổi. Đồng thời, những thông tin thay đổi trên giấy phép kinh doanh được đồng hóa mà không cần gửi mẫu 08- MST như trước kia.
Hóa đơn
Doanh nghiệp khi mới thành lập phải áp dụng phương pháp khẩu trừ thuế nếu thuộc đối tượng tự hóa đơn để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Cơ sở này được hướng dẫn tại Điều 6, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính.
Doanh nghiệp mới thành lập thuộc đối tượng được tự in hóa đơn sẽ dựa theo hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư số 39/2014/TT-BTC. Trường hợp, doanh nghiệp không sử dụng hóa đơn tự in và không thuộc đối tượng tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế sẽ được hướng dẫn tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
Lưu ý, trước khi in hoặc đặt hóa đơn lần đầu, doanh nghiệp phải có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in hoặc in theo mẫu số 3.14 Phụ lục 3 ban hành kèm theo. Nội dung này được dựa tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC và được cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác nhận đủ điều kiện.
Trước khi sử dụng hóa đơn doanh nghiệp phải lập và gửi thông báo phát hành hóa đơn kèm theo hóa đơn mẫu chậm nhất là 5 ngày trước khi doanh nghiệp bắt đầu sử dụng hóa đơn. Ngoài ra, doanh nghiệp phải thực hiện lập báo cáo khi sử dụng hóa đơn để cơ quan Thuế quản lý. Thời hạn nộp báo cáo thuế chậm nhất là ngày 30 tháng đầu tiên của quý sau.
Kê khai các loại thuế khi thành lập doanh nghiệp
Hiện tại doanh nghiệp có các loại thuế cần kê khai gồm: thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân mà bắt buộc công ty nào cũng phải thực hiện. Việc kê khai này được thực hiện dựa trên các thông tư 156/2013/TT-BTC, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính.
Đối với thuế giá trị gia tăng
Doanh nghiệp thành lập mới phải tiến hành khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 1 năm thì năm tiếp theo sẽ dựa vào mức doanh thu bán hàng, dịch vụ để thực hiện khai thuế GTGT theo tháng và theo quý. Trường hợp, tổng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ từ 50 tỷ trở xuống thì khai theo quý và ngược lại thì khai theo tháng.
Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh dù có hay không phát sinh thuế GTGT đều phải lập từ khai thuế theo mẫu 01/GTGT đối với đơn vị SXKD. Thời gian nộp tờ khai thuế GTGT quý chậm nhất là 30 tháng đầu tiến của quý và tờ khai hàng tháng là chậm nhất ngày 20 của tháng đầu tiên.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
Dựa vào kết quả kinh doanh, sản xuất doanh nghiệp phải thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý. Thời gian quy định chậm nhất sẽ rơi vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo. Đồng thời, thời gian doanh nghiệp kê khai quyết toán thuế TNDN, thời gian nộp quyết toán chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Thuế thu nhập cá nhân
Doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế TNCN theo quý. Trường hợp, trong tháng phát sinh số thuế TNCN phải nộp từ 50 triệu đồng trở lên thì kê theo tháng, ngược lại thì kê theo quý. Nếu không phát sinh thuế TNCN thì không kê khai nhưng vẫn phải tiến hành nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN năm theo Mẫu 05/KK-TNCN.
Ngoài những thuế vừa mới liệt kê ở trên thì đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh còn phát sinh các loại chính sách thuế của doanh nghiệp khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, bảo vệ môi trường… phải tiến hành kê khai theo đúng quy định.
Có thể thấy, các chính sách thuế của doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng khi mới thành lập. Do đó, doanh nghiệp cần hoàn tất mọi thủ tục, hồ sơ để tránh tình trạng nộp phạt do thiếu thông tin trước khi khởi nghiệp.
>>>Xem thêm: Thủ tục kê khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp mới thành lập
Những thông tin trên đã phần nào giúp bạn nắm được các quy định về chính sách thuế của doanh nghiệp mới thành lập, đây mới chỉ là những thông tin cơ bản. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn sử dụng các dịch trọn gói về thuế của Fast Quality để được tư vấn kỹ càng và rút ngắn được tối đa thời gian thực hiện.